Giới thiệu
Chuyên ngành Phân tích doanh trong môi trường số
Giới thiệu chuyên ngành Phân tích doanh trong môi trường số
2. Giới thiệu ngắn gọn về công tác đào tạo
Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết; có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, được đào tạo bài bản ở các trường đại học danh tiếng trong nước và trên thế giới. Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Phân tích kinh doanh trong môi trường số có lộ trình rõ ràng, chú trọng trải nghiệm thực tiễn trong hoạt động kinh doanh. Sinh viên có điều kiện học hỏi, tiếp cận với phong cách mới, với những kiến thức, kỹ năng mới, hiện đại thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị như: Hoạt động trao đổi sinh viên với các trường đại học lớn thuộc nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Bỉ…; Hoạt động thực tế tại doanh nghiệp; Hoạt động tại các Câu lạc bộ…. Sinh viên được học tập trong môi trường chuyên nghiệp, cơ sở vật chất đầy đủ, thư viện số hiện đại với nhiều đầu sách phục vụ cho các chuyên ngành, các bậc học. Thời gian học được thiết kế linh hoạt giúp sinh viên có thể đăng ký theo học phù hợp với điều kiện cá nhân và có thể hoàn thành trước chương trình học. Ngoài ra, sinh viên có thể đăng ký học song bằng và/hoặc học trước một số tín chỉ trong chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ của Nhà trường.
3. Cơ hội thực tập
Sinh viên có cơ hội được thực tập, thực hành nghề nghiệp tại các học viện, nhà trường và các doanh nghiệp, tổ chức lớn, uy tín. Ngoài ra, người học sau khi tốt nghiệp có thể tự khởi sự kinh doanh, thành lập công ty tư vấn chiến lược kinh tế - kinh doanh, tư vấn phát triển kinh tế, tư vấn giải pháp kinh doanh.
4. Cơ hội nghề nghiệp
Người học tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích kinh doanh trong môi trường số có thể theo đuổi sự nghiệp ở các vị trí công tác sau:
- Chuyên viên, tư vấn viên về phân tích kinh tế - kinh doanh, nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu, hỗ trợ kinh doanh, quản lý dự án, Logistics, …; Chuyên gia về phân tích kinh tế - kinh doanh và chuyển đổi số trong các cơ quan quản lý nhà nước hoặc các tổ chức, doanh nghiệp.
- Nghiên cứu viên, giảng viên, chuyên gia, nhà lãnh đạo tiềm năng trong lĩnh vực giáo dục liên quan đến kinh tế số.
Ngoài ra, người học sau khi tốt nghiệp có thể tự khởi sự kinh doanh, thành lập công ty tư vấn chiến lược kinh tế - kinh doanh, tư vấn phát triển kinh tế, tư vấn giải pháp kinh doanh.
5. Sơ lược nhu cầu nhân lực ngành Kinh tế số
- Nhu cầu nhân lực: Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực chuyển đổi số, đến năm 2025 cả nước cần đào tạo khoảng khoảng 10.000 cán bộ có hiểu biết về hệ thống thông tin hỗ trợ quá trình chuyển đổi số. Ngoài ra, trong thời gian vài ba năm tới đây, Việt Nam cần tối thiểu khoảng 3.000 chuyên gia để đảm bảo chuyển đổi số cho các hệ thống thông tin của riêng các ngân hàng và tổng công ty, tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn của nhà nước. Nhu cầu nguồn nhân lực cho kinh tế số đang ngày càng tăng trong quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế quốc gia.
- Mức lương: Thu nhập thông thường đối với vị trí việc làm của ngành Kinh tế số hiện nay cho người mới bắt đầu là từ 7-10 triệu và nếu bạn có kinh nghiệm đồng thời giữ vị trí cao trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể đạt tới mức 30-40 triệu và hơn thế nữa.
- Triển vọng công việc của nhà phân tích kinh doanh trong nền kinh tế số là tươi sáng. Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (the U.S. Bureau of Labor Statistics - BLS), mức lương trung bình hàng năm cho các nhà phân tích kinh doanh tính đến tháng 5 năm 2020 là 87.660 USD. Nhu cầu nhân lực về phân tích kinh doanh sẽ tăng 11% từ năm 2019 đến năm 2029, nhanh hơn nhiều so với mức trung bình đối với tất cả các ngành nghề. BLS cũng nhấn mạnh rằng sự cạnh tranh cho các công việc phân tích kinh doanh sẽ mạnh mẽ do tiềm năng thu nhập cao của nghề nghiệp.