Đề cương học phần

Kinh Tế Lượng

06/02/2023
Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản để phân tích định lượng mối quan hệ giữa các biến số kinh tế - xã hội bằng cách sử dụng mô hình hồi quy. Sinh viên được cung cấp các kĩ thuật ước lượng, hiệu chỉnh mô hình hồi quy, cách phân tích độ phù hợp về mặt kĩ thuật cũng như kinh tế của mô hình nhằm đưa ra các dự báo hữu ích. Người học cũng được cung cấp các kĩ năng thực hành trong phân tích hồi quy và có thể thực hiện các kĩ thuật phân tích hồi quy cơ bản với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng. Đây là kiến thức nền tảng hoặc bổ trợ cho các học phần khác như: Các phương pháp và mô hình dự báo kinh tế - xã hội, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, …

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI         

Khoa Toán Kinh tế

BỘ MÔN: Phân tích dữ liệu kinh tế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Học phần: Kinh Tế Lượng

Trình độ đào tạo: Đại học

 

1. Tên học phần (tiếng Việt): Kinh Tế Lượng

    Tên học phần (tiếng Anh): Econometrics

2. Mã học phần: AMAT0411

3. Số tín chỉ:    3 (36, 18)                                                    

4. Cấu trúc:

- Giờ lý thuyết:     36                         - Giờ thảo luận: 18

- Giờ thực hành:   0                           - Giờ báo cáo thực tế: 0

- Giờ tự học:       96

5. Điều kiện của học phần:

- Học phần tiên quyết:                                             Mã HP:

- Học phần học trước:                                            Mã HP:

- Học phần song hành:                                             Mã HP:

- Điều kiện khác:

6. Mục tiêu của học phần:

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản để phân tích định lượng mối quan hệ giữa các biến số kinh tế - xã hội bằng cách sử dụng mô hình hồi quy. Sinh viên được cung cấp các kĩ thuật ước lượng, hiệu chỉnh mô hình hồi quy, cách phân tích độ phù hợp về mặt kĩ thuật cũng như kinh tế của mô hình nhằm đưa ra các dự báo hữu ích. Người học cũng được cung cấp các kĩ năng thực hành trong phân tích hồi quy và có thể thực hiện các kĩ thuật phân tích hồi quy cơ bản với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng. Đây là kiến thức nền tảng hoặc bổ trợ cho các học phần khác như: Các phương pháp và mô hình dự báo kinh tế - xã hội, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, …

7. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi học xong học phần, sinh viên đạt được các chuẩn đầu ra sau đây (CLO):

 

Chuẩn đầu ra của học phần

Mã hóa

1.   Nắm vững các khái niệm cơ bản của Kinh tế lượng, các kĩ thuật ước lượng, phân tích hồi quy, các khuyết tật mô hình, xây dựng và kiểm định việc chọn mô hình hồi quy và dự báo.

CLO1

2.   Có phương pháp tư duy logic để xây dựng được một số mô hình hồi quy giúp giải quyết các bài toán phân tích định lượng thường gặp trong kinh tế, với sự hỗ trợ của phần mềm chuyên dụng.

CLO2

3.   Vận dụng các kiến thức của học phần để đánh giá các kết quả ước lượng, phân tích mối quan hệ giữa các biến số, kiểm tra sự phù hợp của mô hình đã xây dựng được để nêu ý nghĩa thực tiễn của mô hình, đưa ra các dự báo và đề xuất chính sách cần thiết.

CLO3

4.   Có phương pháp và kĩ năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập; có kĩ năng thuyết trình trước đám đông; có thái độ làm việc tích cực; có khả năng lập kế hoạch, làm việc chủ động và có trách nhiệm.

CLO4

 

8. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

- Tiếng Việt:

Học phần cung cấp các khái niệm cơ bản của kinh tế lượng, các nội dung cơ bản của phân tích hồi quy (ước lượng hệ số hồi quy, xác định khoảng tin cậy và kiểm định giả thuyết về các hệ số hồi quy, đánh giá độ phù hợp mô hình, dự báo giá trị trung bình và giá trị cá biệt cho biến phụ thuộc) trong mô hình hồi quy hai biến, mô hình hồi quy nhiều biến và mô hình hồi quy với biến giả. Bên cạnh đó, học phần còn chỉ ra các phương pháp phát hiện và khắc phục những khuyết tật của mô hình liên quan đến các giả thiết cơ bản của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, các tiêu chuẩn lựa chọn mô hình và kiểm định việc chỉ định mô hình.

            - Tiếng Anh:

The module provides the basic concepts of econometrics, the basic contents of regression analysis (estimation of regression coefficients, determination of confidence intervals and testing hypothesis of regression coefficients, evaluation of model fit, predicting mean and particular value for the dependent variable) in simple regression models, multiple regression models, and regression models with dummy variables. In addition, the module also points out detection and remediation methods the defects of the model related to the basic assumptions of the classical linear regression model, criteria for model selection and testing of the model designation.

9. Cán bộ giảng dạy học phần

9.1. CBGD cơ hữu:

1. TS. GVC. Vũ Thị Huyền Trang

7. ThS. GVC. Mai Hải An

2. TS. GVC. Trịnh Thị Hường

8. ThS. GVC. Nguyễn Thị Hiên

3. TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai

9. ThS. GVC. Hoàng Thị Thu Hà

4. ThS. GVC. Lê Thị Thu Giang 

10. ThS. Trần Anh Tuấn

5. ThS. GVC. Lê Văn Tuấn

11. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Trâm

6. ThS. GVC. Nguyễn Đức Minh

12. ThS. Đàm Thị Thu Trang

9.2. CBGD kiêm nhiệm:

9.3. CBGV thỉnh giảng:

9.4. Chuyên gia thực tế:

10. Đánh giá học phần

Thành phần

đánh giá

Trọng

số

Bài đánh giá

Trọng số con

Rubric

Liên quan đến CĐR của HP

Hướng dẫn

đánh giá

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1. Điểm chuyên cần ()

 

0,1

Số buổi tham dự trên lớp

0,8

R1

CLO1

CLO2

 

GV đánh giá mức độ đi học đầy đủ, chuyên cần của SV

Ý thức học tập trên lớp

0,2

CLO1

CLO2

 

GV đánh giá mức độ phát biểu, trao đổi ý kiến của SV liên quan đến bài học và hiệu quả của các đóng góp; mức độ vi phạm kỷ luật của SV trên lớp (vào lớp muộn, gây mất trật tự, không chú ý nghe giảng, không tuân thủ điều hành của GV)

2. Điểm thực hành

()

0,3

 

 

 

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

 

2.1. Điểm kiểm tra (Đkt)

0,15

Bài kiểm tra 1 (trắc nghiệm hoặc tự luận)

0,5

 

 

GV chấm bài kiểm tra (Điểm bài kiểm tra được tính dựa trên mức độ trả lời đúng các câu hỏi)

Bài kiểm tra 2 (trắc nghiệm hoặc tự luận)

0,5

 

 

2.2. Điểm đổi mới phương pháp học tập (Đđm)

0,15

Bài thảo luận nhóm

0,4

R2

 

GV đánh giá mức độ đạt yêu cầu về hình thức và nội dung bài thảo luận nhóm (có tính tới mức độ tham gia của cá nhân vào quá trình chuẩn bị bài thảo luận nhóm – do nhóm tự đánh giá phân loại và chuyển cho GV)

Thuyết trình, trả lời phản biện của nhóm hoặc nhận xét, nêu câu hỏi khi các nhóm khác thuyết trình

0,4

R3

 

GV đánh giá kỹ năng trình bày slide, khả năng thuyết trình, khả năng phát hiện vấn đề, đặt vấn đề, tư duy phản biện, và giải quyết vấn đề của các nhóm.

Điểm thưởng thảo luận

0,2

R4

 

Điểm bài cá nhân được tính dựa trên mức độ trả lời đúng các câu hỏi GV giao.

3. Điểm thi hết HP ()

0,6

Bài thi cuối kỳ: Thi tự luận theo Ngân hàng đề thi của Trường

 

 

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

 

Bộ môn phân công GV chấm bài thi theo quy định. Điểm bài thi được tính dựa trên mức độ trả lời đúng các câu hỏi.

Thang điểm đánh giá học phần:

Thang điểm 10 được sử dụng để đánh giá học phần, bao gồm các điểm thành phần, điểm thi cuối kỳ và điểm học phần. Điểm học phần bằng tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần sau đó quy đổi sang thang điểm chữ.

* Ghi chú:

(1) Điểm học phần được tính theo công thức sau:    

Trong đó: Đhp: Điểm học phần, lấy chính xác đến 1 chữ số thập phân;

                 Đi: Điểm thành phần i (i = 1,2,3); ki: Trọng số điểm thành phần i (i = 1,2,3).

(2) Điểm thực hành được tính theo công thức sau:    

Trong đó: Đth: Điểm thực hành, lấy chính xác đến 1 chữ số thập phân;

                Đkt: Điểm kiểm tra trung bình các bài kiểm tra;

   Điểm kiểm tra i; n: Số bài kiểm tra);

Đđm: Điểm đổi mới phương pháp học tập, lấy chính xác đến 1 chữ số thập   phân. Điểm đổi mới có thể có nhiều điểm thành phần sẽ được tính như sau:                        (: Điểm đổi mới phương pháp học tập thành phần thứ i; ki: Trọng số điểm đổi mới phương pháp học tập thành phần thứ i).

(3) Rubric đánh giá điểm thành phần

Thành phần

đánh

giá

Tiêu chí

đánh giá

Mức độ đạt chuẩn quy định

Trọng số

Mức F

(0-3,9 điểm)

Mức D

(4,0-5,4 điểm)

Mức C

(5,5-6,9 điểm)

Mức B

(7,0-8,4 điểm)

Mức A

(8,5-10 điểm)

 

 

R1

 

 

 

Chuyên cần

Vắng mặt

trên lớp

trên 40%.

Vắng mặt

trên lớp

từ trên 30-40%.

Vắng mặt

trên lớp

từ trên 20-30%.

Vắng mặt

trên lớp

từ trên 10-20%.

Vắng mặt

trên lớp

từ 0-10%.

0,5

 

Ý thức

học tập trên lớp

Không phát biểu, trao đổi ý kiến cho bài học; có rất nhiều vi phạm kỷ luật.

Hiếm khi phát biểu, trao đổi ý kiến cho bài học, các đóng góp không hiệu quả; có nhiều vi phạm kỷ luật.

Thỉnh thoảng phát biểu, trao đổi ý kiến cho bài học, các đóng góp ít khi hiệu quả; thỉnh thoảng vi phạm kỷ luật.

Thường xuyên phát biểu và trao đổi ý kiến cho bài học, các đóng góp hiệu quả; hiếm khi vi phạm kỷ luật.

Tích cực phát biểu, trao đổi ý kiến cho bài học, các đóng góp rất hiệu quả; không vi phạm kỷ luật.

 

0,5

 

 

R2

 

 

 

Hình thức bài thảo luận nhóm

Sơ sài, không đủ dung lượng.

Đủ dung lượng, trình bày rõ ràng.

Rõ ràng, logic.

Rõ ràng, logic, phong phú.

Rõ ràng, logic, phong phú, đẹp.

0,1

Nội dung bào thảo luận nhóm

Không có nội dung hoặc nội dung không phù hợp yêu cầu.

Hầu như các nội dung không phù hợp yêu cầu, luận giải không rõ ràng.

Một số nội dung chưa phù hợp yêu cầu, chưa luận giải rõ ràng.

Nội dung phù hợp yêu cầu, luận giải rõ ràng và dễ hiểu.

Nội dung rất phù hợp yêu cầu, luận giải rất rõ ràng và rất dễ hiểu.

0,9

 

 

R3

 

 

 

Trình

bày slide

hoặc

Bài nhận xét phản biện

Slide trình bày quá sơ sài, nhiều lỗi, không có hình ảnh minh họa

Hoặc

Bài nhận xét phản biện quá sơ sài, không đúng yêu cầu.

Slide trình bày với số lượng phù hợp, lỗi còn khá nhiều và ít hình ảnh minh họa

Hoặc

Bài nhận xét phản biện sơ sài, hầu hết các nội dung luận giải chưa chặt chẽ.

Slide trình bày với bố cục logic, thỉnh thoảng còn lỗi, hình ảnh minh họa chưa rõ ràng

Hoặc

Bài nhận xét khá đầy đủ, một số nội dung luận giải chưa chặt chẽ.

Slide trình bày với bố cục logic, rõ ràng, hầu như không có lỗi, hình ảnh minh họa tương đối đẹp, thể hiện tương đối thành thạo trong trình bày

Hoặc

Bài nhận xét đầy đủ, luận giải tương đối chặt chẽ.

Slide trình bày với bố cục logic, rõ ràng, không có lỗi, hình ảnh minh họa đẹp, thể hiện thành thạo trong trình bày

Hoặc

Bài nhận xét rất đầy đủ, sắc sảo, luận giải chặt chẽ.

0,5

Thuyết

Trình, bảo vệ

hoặc

Nêu câu hỏi phản biện

Trình bày không logic, vượt quá thời gian quy định; Phát âm không  rõ, giọng

nói nhỏ; Người  nghe không hiểu; Trả lời câu hỏi yếu

Hoặc

Tư duy phản biện yếu, câu hỏi không đúng trọng tâm.

Bài trình  bày đầy  đủ; Giọng nói nhỏ, phát âm còn một số từ không rõ, sử dụng thuật ngữ phức tạp,  chưa có  tương tác với người nghe khi trình bày; Trả lời câu hỏi kém

Hoặc

Tư duy phản biện kém, hầu hết câu hỏi đặt ra không đúng trọng tâm.

Phần trình bày có bố cục rõ ràng; Giọng nói vừa phải, rõ ràng, dễ nghe, thời gian trình bày đúng quy định, thỉnh thoảng có tương tác với người nghe; Người nghe có thể hiểu và kịp theo dõi nội dung trình bày; Trả lời câu hỏi trung bình

Hoặc

Tư duy phản biện trung bình; Một số câu hỏi đặt ra chưa đúng trọng tâm.

Phần trình bày ngắn gọn, dễ hiểu. Sử dụng các thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu. Bố cục rõ ràng. Giọng nói rõ ràng, lưu loát. Thời gian trình bày đúng quy định. Tương tác tốt với người  nghe.  Người  nghe  có  thể hiểu được nội dung trình bày; Trả lời câu hỏi chặt chẽ

Hoặc

Tư duy phản biện tương đối chặt chẽ; Câu hỏi phản biện hay.

Phần trình bày ngắn gọn. Bố cục rõ ràng. Giọng nói rõ ràng, lưu loát. Thu hút sự chú ý của người nghe, tương tác tốt với người nghe. Người nghe có thể hiểu và theo kịp tất cả nội dung trình bày.  Thời  gian  trình  bày  đúng  quy định; Trả lời câu hỏi sắc sảo, rất chặt chẽ

Hoặc

Tư duy phản biện sắc sảo, chặt chẽ; Câu hỏi phản biện rất hay.

0,5

R4

Điểm thưởng

Mức độ tham gia sinh hoạt nhóm, tham gia vào việc thảo luận của nhóm, hợp tác với nhóm rất thấp; Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Mức độ tham gia sinh hoạt nhóm, tham gia vào việc thảo luận của nhóm, hợp tác với nhóm thấp; Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức thấp.

Mức độ tham gia sinh hoạt nhóm, tham gia vào việc thảo luận của nhóm, hợp tác với nhóm trung bình; Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức trung bình.

Mức độ tham gia sinh hoạt nhóm, tham gia vào việc thảo luận của nhóm, hợp tác với nhóm tích cực; có đóng góp tương đối hiệu quả; Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Mức độ tham gia sinh hoạt nhóm, tham gia vào việc thảo luận của nhóm, hợp tác với nhóm rất tích cực; có đóng góp hiệu quả; Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

 

11. Danh mục tài liệu tham khảo của học phần

TT

Tên tác giả

Năm XB

Tên sách, giáo trình,

tên bài báo, văn bản

NXB, tên tạp chí/

nơi ban hành VB

Giáo trình chính

1

Nguyễn Quang Dong

2006

Bài giảng kinh tế lượng

NXB Thống kê

Sách giáo trình, sách tham khảo

2

Nguyễn Khắc Minh

2013

Giáo trình kinh tế lượng

   NXB Dân trí

3

Nguyễn Quang Dong

2008

Bài tập Kinh tế lượng với sự trợ giúp của phần mềm Eviews

NXB Khoa học và kĩ thuật

4

Wooldridge, JeffreyM

2003

Introductory econometrics: A modern approach

Mason, Ohio: South Western College

Các website, phần mềm, ...

5. http://www.economicsnetwork.ac.uk/teaching/text/econometrics.htm

6. https://www.econometrics-with-r.org/index.html

7. https://r4ds.had.co.nz/

8. https://www.statista.com/

9. Matlab, Maple, R, Eview, SPSS

 

 

 

12. Kế hoạch và nội dung giảng dạy của học phần

STT

Các nội dung cơ bản theo chương, mục

(đến 3 chữ số)

Phân bổ

thời gian

CĐR của chương

Phương pháp

giảng dạy

Hoạt động học của SV

Tài liệu tham khảo

LT

TL/TH

KT

1

Mở đầu

Chương I.  Tổng quan về kinh tế lượng

1.1.  Kinh tế lượng là gì ?

1.2.  Các khái niệm cơ bản.

     1.2.1. Phân tích hồi quy.

     1.2.2. Mô hình hồi quy tổng thể và mô hình hồi quy mẫu.

     1.2.3. Sai số ngẫu nhiên.

3

0

0

CLO1

 

Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống và hướng dẫn tự học.

1.  Chuẩn bị ở nhà

- Nghiên cứu tài liệu.

 

2. Hoạt động ở lớp

- Nghe giảng.

- Đặt câu hỏi.

- Thảo luận.

 

 

[1] Chương 1

 

[2] Chương 1

[4]

Chương 1

 

 

2

Chương II. Mô hình hồi quy 2 biến

2.1.  Mô hình hồi quy 2 biến và phương pháp bình phương nhỏ nhất.

      2.1.1. Mô hình hồi quy 2 biến.

      2.1.2. Nội dung của phương pháp bình phương nhỏ nhất.

      2.1.3. Các tính chất của ước lượng bình phương nhỏ nhất.

2.2.  Các giả thiết cơ bản của mô hình hồi quy hai biến.

      2.2.1. Các giả thiết cơ bản của phương pháp bình phương nhỏ nhất.

     2.2.2. Định lý Gauss – Markov.

     2.2.3. Giả thiết về phân phối xác suất của sai số ngẫu nhiên.

4

0

0

CLO1

CLO2

 

Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống và hướng dẫn tự học.

1.  Chuẩn bị ở nhà

- Nghiên cứu tài liệu.

- Luyện tập.

- Nghiên cứu phần mềm Eviews.

2. Hoạt động ở lớp

- Nghe giảng.

- Đặt câu hỏi.

- Thảo luận.

 

 

[1] Chương 1,2

 

[2] Chương 2

[4]

Chương 2

 

 

 

3

Chương III. Mô hình hồi quy nhiều biến.

3.1. Mô hình hồi quy nhiều biến và phương pháp bình phương nhỏ nhất.

     3.1.1. Mô hình hồi quy nhiều biến.

     3.1.2. Các giả thiết cơ bản của mô hình hồi quy nhiều biến.

     3.1.3. Phương pháp bình phương nhỏ nhất.

     3.1.4. Các tính chất của ước lượng bình phương nhỏ nhất.

3.2. Xác định khoảng tin cậy và kiểm định giả thuyết về các hệ số hồi quy.

     3.2.1. Ma trận hiệp phương sai của hệ số hồi quy mẫu.

     3.2.2. Xác định khoảng tin cậy của hệ số hồi quy.

     3.2.3. Kiểm định giả thuyết về hệ số hồi quy.

3.3. Hệ số xác định bội và kiểm định giả thuyết đồng thời.

     3.3.1. Hệ số xác định bội.

     3.3.2. Kiểm định giả thuyết đồng thời.

3.4. Phân tích hồi quy và dự báo.

     3.4.1. Dự báo giá trị trung bình.

     3.4.2. Dự báo giá trị cá biệt.

9

0

0

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

 

Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống và hướng dẫn phần mềm Eviews và hướng dẫn tự học.

1.  Chuẩn bị ở nhà

- Nghiên cứu tài liệu.

- Luyện tập.

- Nghiên cứu trước phần mềm Eviews.

2. Hoạt động ở lớp

- Nghe giảng.

- Đặt câu hỏi.

- Thảo luận.

 

 

[1] Chương 3

 

[2] Chương 2

[4]

Chương 3

[4]

Chương 4

[4]

Chương 6

 

 

4

Hướng dẫn thảo luận trực tuyến buổi 1

0

3

0

CLO1

CLO4

 

Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống.

Sửa đề cương sơ bộ và hướng dẫn sinh viên  lựa chọn mô hình và tìm số liệu nghiên cứu.

1.  Chuẩn bị ở nhà

- Làm việc theo nhóm

- Chuẩn bị các nội dung sơ bộ liên quan đến đề tài thảo luận

2. Hoạt động ở lớp

Báo cáo đề cương sơ bộ và mô hình nhóm đề xuất.

 

5

Chương IV.  Mô hình hồi quy với biến giả.

4.1. Mô hình hồi quy với biến giả.

     4.1.1. Khái niệm về biến giả.

     4.1.2. Mô hình hồi quy với biến chất lượng có 2 phạm trù.

     4.1.3. Mô hình hồi quy với biến chất lượng có nhiều hơn 2 phạm trù.

     4.1.4. Mô hình hồi quy với nhiều biến chất lượng.

     4.1.5. Mô hình hồi quy hỗn hợp.

4.2.  Ứng dụng của mô hình hồi quy với biến giả.

     4.2.1. So sánh hai hồi quy.

     4.2.2. Phân tích thời vụ

     4.2.3. Hồi quy tuyến tính từng đoạn.

6

0

0

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

 

Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống và hướng dẫn phần mềm Eviews, hướng dẫn tự học.

1.  Chuẩn bị ở nhà

- Nghiên cứu tài liệu.

- Luyện tập.

- Thực hành với phần mềm Eviews.

2. Hoạt động ở lớp

- Nghe giảng.

- Đặt câu hỏi.

- Thảo luận.

 

 

 

[1] Chương 4

 

[2] Chương 3

[4]

Chương 7

 

 

 

6

Bài kiểm tra số 1

0

0

1

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

 

Giảng viên giao đề kiểm tra.

1.  Chuẩn bị ở nhà

Ôn tập

2. Hoạt động ở lớp

- Hoàn thành bài kiểm tra.

 

7

Chương V.  Phương sai của sai số thay đổi.

5.1. Phương sai của sai số thay đổi – Nguyên nhân và hậu quả.

     5.1.1. Hiện tượng phương sai của sai số thay đổi và nguyên nhân.

     5.1.2. Hậu quả của hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.

5.2. Phát hiện và khắc phục phương sai của sai số thay đổi.

     5.2.1. Phát hiện phương sai của sai số thay đổi.

     5.2.2.  Biện pháp khắc phục hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.

3

0

0

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

 

Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống và hướng dẫn phần mềm Eviews, hướng dẫn tự học.

1.  Chuẩn bị ở nhà

- Nghiên cứu tài liệu.

- Luyện tập.

- Thực hành với phần mềm Eviews.

2. Hoạt động ở lớp

- Nghe giảng.

- Đặt câu hỏi.

- Thảo luận.

 

[1] Chương 6

 

[2] Chương 4

[4]

Chương 8

 

 

8

Hướng dẫn thảo luận trực tuyến buổi 2.

0

3

0

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

 

-Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống.

-Sửa đề cương chi tiết và nội dung của bài thảo luận

1.  Chuẩn bị ở nhà

- Làm việc theo nhóm.

- Chuẩn bị các nội dung theo hướng dẫn buổi 1 trực tuyến của giảng viên.

2. Hoạt động ở lớp

Báo cáo đề cương chi tiết và kết quả sơ bộ.

 

9

Chương VI.  Tự tương quan.

6.1.  Hiện tượng tự tương quan – Nguyên nhân và hậu quả.

     6.1.1.  Hiện tượng tự tương quan và nguyên nhân.

     6.1.2.  Ước lượng bình phương nhỏ nhất khi có tự tương quan.

     6.1.3.  Hậu quả của hiện tượng tự tương quan.

6.2.  Cách phát hiện và biện pháp khắc phục hiện tượng tự tương quan.

     6.2.1. Cách phát hiện sự tồn tại của hiện tượng tự tương quan.

      6.2.2. Các biện pháp khắc phục hiện tượng tự tương quan.

3

0

0

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

 

Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống và hướng dẫn phần mềm Eviews, hướng dẫn tự học.

1.  Chuẩn bị ở nhà

- Nghiên cứu tài liệu.

- Luyện tập.

- Thực hành với phần mềm Eviews.

2. Hoạt động ở lớp

- Nghe giảng.

- Đặt câu hỏi.

- Thảo luận.

 

[1] Chương 7

 

[2] Chương 4

[4]

Chương 12

 

 

 

10

Chương VII.  Đa cộng tuyến.

7.1.  Đa cộng tuyến và hậu quả của đa cộng tuyến.

     7.1.1. Bản chất của đa cộng tuyến.

     7.1.2. Hậu quả của đa cộng tuyến.

7.2.  Phát hiện đa cộng tuyến và biện pháp khắc phục.

     7.2.1.  Phát hiện sự tồn tại đa cộng tuyến.

     7.2.2.  Biện pháp khắc phục hiên tượng đa cộng tuyến.

3

0

0

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

 

Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống và hướng dẫn phần mềm Eviews, hướng dẫn tự học.

1.  Chuẩn bị ở nhà

- Nghiên cứu tài liệu.

- Luyện tập.

-Thực hành với phần mềm Eviews.

2. Hoạt động ở lớp

- Nghe giảng.

- Đặt câu hỏi.

- Thảo luận.

 

 

[1] Chương 5

 

[2] Chương 4

[4]

Chương 3

 

 

 

11

Hướng dẫn thảo luận trực tuyến buổi 3.

0

3

0

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

 

-Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống.

-Góp ý nội dung của bài thảo luận.

1.  Chuẩn bị ở nhà

-Làm việc theo nhóm

-Chuẩn bị các nội dung theo hướng dẫn buổi 2 trực tuyến của giảng viên.

2. Hoạt động ở lớp

Báo cáo kết quả bài thảo luận.

 

12

Chương VIII.  Chọn mô hình và kiểm định việc chọn mô hình.

8.1.  Lựa chọn mô hình.

     8.1.1. Các thuộc tính của một mô hình tốt.

     8.1.2. Cách tiếp cận để lựa chọn mô hình

8.2. Các loại sai lầm thường mắc khi chọn mô hình.

     8.2.1.  Bỏ sót biến thích hợp.

     8.2.2.  Đưa vào mô hình biến không thích hợp.

     8.2.3.  Chọn dạng hàm không đúng.

8.3.  Phát hiện và kiểm định các sai lầm chỉ định.

     8.3.1. Phát hiện sự có mặt của biến không cần thiết.

     8.3.2. Kiểm định các biến bị bỏ sót.

     8.3.3. Kiểm định tính phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên

3

0

0

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

 

Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống và hướng dẫn phần mềm Eviews, hướng dẫn tự học.

 

1.  Chuẩn bị ở nhà

-Nghiên cứu tài liệu.

-Luyện tập.

-Thực hành với phần mềm Eviews.

2. Hoạt động ở lớp

- Nghe giảng.

- Đặt câu hỏi.

- Thảo luận.

 

 

[1] Chương 8

 

[2] Chương 5

[4]

Chương 6

 

 

 

13

Bài kiểm tra số 2

0

0

1

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

Giảng viên giao đề kiểm tra.

1.  Chuẩn bị ở nhà

- Ôn tập

2. Hoạt động ở lớp

-Hoàn thành bài kiểm tra

 

14

Thảo luận nhóm

 

9

 

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

-  Tổ chức thảo luận nhóm

 

 

1.  Chuẩn bị ở nhà

- Tổ chức họp nhóm, chuẩn bị báo cáo.

- Chuẩn bị các câu hỏi và các tình huống.

2. Hoạt động ở lớp

- Thuyết trình.

- Đặt câu hỏi.

- Trả lời và phản biện.

- Đánh giá các thành viên trong nhóm.

 

2. Hướng dẫn thực hiện giờ thảo luận:

- Trong 18 giờ thảo luận có 09 giờ dự giảng thảo luận trên lớp và 09 giờ hướng dẫn làm bài thảo luận trực tuyến. Giảng viên có thể lựa chọn phương tiện hướng dẫn phù hợp điều kiện thực tế.

- Giờ hướng dẫn làm bài thảo luận trực tuyến nhằm giúp các nhóm thảo luận có bài thảo luận hoàn chỉnh trước khi thực hiện giờ thảo luận trên lớp. Giờ hướng dẫn làm bài thảo luận trực tuyến bao gồm các công việc: Hướng dẫn đề cương bài thảo luận, hướng dẫn tìm tài liệu tham khảo, góp ý bản thảo bài thảo luận, giải đáp thắc mắc,… (có minh chứng bản sửa đề cương và bản sửa bài thảo luận).

 

 

     TRƯỞNG KHOA

 

 

   TS. Phan Thanh Tùng

    Ngày       tháng      năm 2022

TRƯỞNG BỘ MÔN

 

 

 TS. Trịnh Thị Hường

HIỆU TRƯỞNG